Hồ sơ và quy trình mở công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam (Cập nhật 2025)
Cơ hội vàng cho doanh nhân Việt vươn ra toàn cầu.
Bạn đang ấp ủ giấc mơ đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới? Hoặc muốn nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao về phục vụ thị trường trong nước? Thành lập công ty xuất nhập khẩu chính là bước đi đầu tiên để hiện thực hóa khát vọng đó.
Tuy nhiên, thủ tục pháp lý và quy trình đăng ký có thể khiến bạn bối rối. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ từng bước, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến hoàn tất các thủ tục cần thiết, dựa trên những hướng dẫn chi tiết.
1. Công ty xuất nhập khẩu được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005 36/2005/QH11 áp dụng 2024 mới nhất như sau:
“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 56/2020/QH14 như sau:
“10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài như sau:
“Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
- Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
- Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.”
Theo đó, Công ty xuất nhập khẩu là loại hình doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa xuyên biên giới. Doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân độc lập, sở hữu tên riêng, tài sản riêng, trụ sở giao dịch rõ ràng và được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định pháp luật.
Không chỉ đơn thuần là một mô hình kinh doanh, công ty xuất nhập khẩu còn giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế, mở rộng thị trường và kết nối nền kinh tế trong nước với thế giới. Tại nhiều quốc gia, ngành xuất nhập khẩu được xem là động lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra cơ hội đầu tư bền vững.
2. Cần chuẩn bị gì để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
Xuất nhập khẩu hiện nay là một trong những lĩnh vực kinh doanh sôi động và phổ biến nhất, đóng vai trò cầu nối giúp hàng hóa lưu thông liên tục giữa thị trường trong nước và quốc tế. Đây không chỉ là một hoạt động thương mại đơn thuần, mà còn là đòn bẩy quan trọng cho tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP, tạo nguồn thu ngoại tệ và nâng cao vị thế thương hiệu quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới.
Điều đáng chú ý là việc thành lập công ty xuất nhập khẩu hiện nay không yêu cầu điều kiện pháp lý đặc thù nào. Các bước thủ tục gần như tương tự như việc mở một doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hàng hóa mà doanh nghiệp dự định xuất hoặc nhập khẩu, có thể sẽ phải đáp ứng thêm một số điều kiện cụ thể dưới đây:
- Khai báo ngành nghề chính xác: Doanh nghiệp cần kê khai rõ các ngành nghề kinh doanh có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy phép chuyên ngành: Nếu doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục quản lý đặc biệt (ví dụ: dược phẩm, hóa chất, thiết bị y tế…), thì bắt buộc phải xin cấp giấy phép từ cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi tiến hành hoạt động.
- Yêu cầu kiểm tra hàng hóa: Với các sản phẩm cần kiểm dịch thực vật, động vật, kiểm tra chất lượng hay an toàn vệ sinh thực phẩm, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục kiểm tra và được sự chấp thuận của cơ quan chức năng trước khi xuất hoặc nhập hàng.
- Tuân thủ quy định về hàng cấm: Tuyệt đối không được kinh doanh các loại hàng hóa thuộc danh mục cấm hoặc đang tạm ngừng xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Hướng Dẫn Chi Tiết Thủ Tục Thành Lập Công Ty Xuất Nhập Khẩu Năm 2025.
3.1. Bước 1: Chuẩn Bị Thông Tin Đăng Ký Doanh Nghiệp
Trước khi bắt đầu hành trình kinh doanh quốc tế, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các thông tin sau:
- Tên Công Ty: Chọn tên độc đáo, không trùng lặp, phù hợp với văn hóa Việt Nam và tuân thủ quy định pháp luật.
- Loại Hình Doanh Nghiệp: Lựa chọn mô hình phù hợp như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc hợp danh, tùy theo quy mô và định hướng phát triển.
- Vốn Điều Lệ: Xác định mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu của ngành nghề kinh doanh.
- Ngành Nghề Kinh Doanh: Đăng ký chính xác các mã ngành liên quan đến xuất nhập khẩu, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
- Địa Chỉ Trụ Sở: Cung cấp địa chỉ rõ ràng, có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.
- Người Đại Diện Pháp Luật:Chỉ định người đại diện có năng lực và trách nhiệm, có thể là giám đốc, tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
3.2. Bước 2: Chuẩn Bị Hồ Sơ Đăng Ký Thành Lập.
Hồ sơ cần thiết bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên/cổ đông.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng trụ sở.
- Văn bản ủy quyền (nếu có).
3.3. Bước 3: Nộp Hồ Sơ và Nhận Kết Quả
Bạn có thể nộp hồ sơ theo hai cách:
- Trực tiếp: Tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính
- Trực tuyến: Qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại dangkykinhdoanh.gov.vn
Thời gian xử lý hồ sơ: 3–5 ngày làm việc
3.4. Bước 4: Công Bố Thông Tin Doanh Nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần:
- Công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày
- Khắc dấu doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
3.4. Bước 5: Xin Giấy Phép Xuất Nhập Khẩu
Tùy vào loại hàng hóa kinh doanh, bạn có thể cần xin giấy phép xuất nhập khẩu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1,3 và 4 Điều 7, khoản 1 và 3 Điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương như sau:
”Điều 7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện
- Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định này.
…
- Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.
- Căn cứ mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa.
Điều 8. Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
- Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện.
…
- Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an quy định việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Quản lý ngoại thương như sau:
“Điều 14. Các trường hợp ngoại lệ
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
- Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.”
- Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Các tài liệu liên quan đến hàng hóa (nếu có).
- Nộp hồ sơ: Tại cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc qua hệ thống trực tuyến (nếu có).
- Thời gian xử lý: Tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Đối với hàng hóa không thuộc diện quản lý đặc biệt, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 21, 22, 23, 24 và 25 Luật Hải quan 2014 như sau:
“Điều 21. Thủ tục hải quan
- Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
- a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
- b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
- a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
- b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Điều 22. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
- Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
- a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
- b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
- c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
- d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
- e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
- g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
Điều 23. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
- Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật này.
- Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
- a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
- c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
- Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
- Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.
Điều 24. Hồ sơ hải quan
- Hồ sơ hải quan gồm:
- a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
- b) Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
- Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
- a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
- c) Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
- Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
- a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
- b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.”
4. Những lưu ý khi thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Mã ngành kinh doanh: Đảm bảo đăng ký đúng mã ngành liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Vốn điều lệ: Cân nhắc mức vốn phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động.
- Hàng hóa kinh doanh: Kiểm tra danh mục hàng hóa cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu.
5. Giải Đáp Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Thành Lập Công Ty Xuất Nhập Khẩu.
5.1. Mở công ty xuất nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?
Một trong những điểm khiến nhiều người yên tâm khi bắt đầu kinh doanh xuất nhập khẩu là: không có yêu cầu bắt buộc về vốn điều lệ tối thiểu. Theo quy định hiện hành, bạn có thể thành lập công ty chỉ với vốn từ 5 triệu đồng – đủ để đăng ký kinh doanh và bắt đầu hành trình. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc quy mô hoạt động và nhu cầu đối tác để lựa chọn mức vốn phù hợp, tránh gây hạn chế trong quá trình giao dịch quốc tế.
5.2. Cần chuẩn bị gì để thành lập công ty xuất nhập khẩu?
Để hợp pháp hóa công ty, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập (tùy loại hình doanh nghiệp).
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên góp vốn.
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (nếu có tổ chức góp vốn).
- Văn bản ủy quyền kèm giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền (nếu đại diện là tổ chức).
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ, nếu bạn không tự mình đi nộp.
Lưu ý: Hồ sơ hợp lệ sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian xử lý và tránh rủi ro bị trả lại để bổ sung.
5.3. Nộp hồ sơ online có khó không?
Không hề khó! Việc đăng ký doanh nghiệp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được thiết kế đơn giản với 4 bước:
- Tạo tài khoản đăng nhập trên dangkykinhdoanh.gov.vn.
- Điền thông tin doanh nghiệp như trên hồ sơ giấy và đính kèm file bản điện tử.
- Ký số hồ sơ bằng chữ ký số cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Thanh toán lệ phí và nhận giấy biên nhận điện tử.
Sau khi hoàn tất, bạn chỉ cần chờ từ 3–5 ngày làm việc để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5.4. Những mặt hàng nào bị cấm xuất nhập khẩu?
Không phải mặt hàng nào bạn cũng có thể tự do kinh doanh qua biên giới. Luật Quản lý ngoại thương 2017 (Điều 9) quy định rõ:
Hàng hóa bị cấm xuất khẩu:
- Liên quan đến quốc phòng, an ninh nhưng chưa được phép xuất khẩu;
- Di tích, cổ vật, bảo vật quốc gia (theo Luật Di sản Văn hóa);
- Các loại hàng hóa bị hạn chế bởi điều ước quốc tế Việt Nam tham gia.
Hàng hóa bị cấm nhập khẩu:
- Gây hại cho sức khỏe, môi trường, an toàn người tiêu dùng;
- Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đe dọa sản xuất trong nước;
- Bị hạn chế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hãy kiểm tra kỹ danh mục hàng hóa trước khi kinh doanh để tránh các rủi ro pháp lý nghiêm trọng.
5.5. Giấy phép xuất nhập khẩu là gì?
Đây là một loại chứng từ pháp lý quan trọng, giúp xác nhận rằng hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn được phép lưu thông qua cửa khẩu quốc tế. Giấy phép này đảm bảo rằng hoạt động xuất – nhập khẩu tuân thủ các quy định của pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế.
Đối với nhiều mặt hàng phổ thông, bạn có thể xuất/nhập trực tiếp qua thủ tục hải quan mà không cần giấy phép riêng. Tuy nhiên, một số nhóm hàng đặc thù (thực phẩm, dược phẩm, hóa chất…) sẽ cần giấy phép chuyên ngành do cơ quan chức năng cấp.
6. Tổng kết.
Thành lập công ty xuất nhập khẩu tuy không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và hiểu rõ quy trình pháp lý. Việc nắm vững thông tin ngay từ đầu sẽ giúp bạn khởi sự suôn sẻ, tiết kiệm chi phí và tránh rắc rối về sau.
Xem thêm:
>>
>>
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Ketoannavi hãy gọi ngay:
0967.461.861
Hoặc bạn có thể Follow Facebook Kế toán NAVI của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.